DetailController

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bến Tre trao đổi kinh nghiệm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 với Ban chỉ đạo 389 các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai.

Từ ngày 18-12-2023 đến ngày 23-12- 2023, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bến Tre do Ông Hồ Thanh Long - Phó trưởng ban Thường trực BCĐ 389, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre làm trưởng Đoàn đã đến trao đổi kinh nghiệm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 với Ban chỉ đạo 389 các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai.

Để triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch số 754/KH-BCĐ389 ngày 16/02/2023 của BCĐ 389 tỉnh Bến Tre về tổ chức các hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành khu vực biên giới, các địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thường trực BCĐ 389 tỉnh xây dựng Kế hoạch số 47/KH-TTBCĐ389 ngày 24/11/2023 về trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với BCĐ 389 các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt tại văn bản số 7321/UBND-NC ngày 28/11/2023. 

Tại tỉnh Đắk Lắk:

Ông Hồ Thanh Long –Phó trưởng Ban thường trực BCĐ 389 tỉnh, Cục trưởng Cục QLTT  Bến Tre  nêu những thuận lợi, khó khăn của địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Hội nghị

Nội dung mà Đoàn công tác của BCĐ 389 tỉnh Bến Tre trao đổi với BCĐ 389 các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai xoay quanh những vấn đề: Kinh nghiệm về công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng xăng dầu; Kinh nghiệm về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện theo Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của BCĐ 389 quốc gia; Kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của BCĐ 389 địa phương đảm bảo hoạt động hiệu quả như: Thành phần BCĐ và Cơ quan thường trực, Văn phòng thường trực; quy chế hoạt động, kinh phí hoạt động …, theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 06/01/2017; Quyết định số 1802/QĐ-TTg ngày 21/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại tỉnh Đắk Lắk:

Ông Giao Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục QLTT  tỉnh Đắk Lắk chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Hội nghị

Theo Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 11/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc kiện toàn BCĐ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bến Tre (gọi tắt là BCĐ 389 Bến Tre), gồm có 17 thành viên là đại diện các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Trưởng BCĐ là đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách tài chính và có 02 Phó trưởng Ban gồm: 01 Phó trưởng Ban thường trực là Cục trưởng Cục QLTT Bến Tre và 01 Phó trưởng Ban là Phó giám đốc Công an tỉnh phụ trách khối cảnh sát; Tổ giúp việc cho BCĐ có 05 đồng chí, trong đó đồng chí Tổ trưởng là Trưởng phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp Cục QLTT Bến Tre.

Kết quả Trong năm 2023, Cơ quan Thường trực BCĐ 389 Bến Tre đã tham mưu, đề xuất với BCĐ 389 Bến Tre chỉ đạo các thành viên triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, với tổng số vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường là 1.819 vụ/1.435 vụ, đạt  126,75 % so với kế hoạch, lập biên bản 1.819 vụ và tiến hành xử lý vi phạm hành chính 1.726 vụ, với số tiền phạt  34.153.736.707 đồng. Tổng số tiền thu phạt nộp ngân sách Nhà nước (có thu tồn) là 34.193.325.389 đồng, so với kế hoạch là 22,970 tỷ đồng, đạt 148,86% .

Tại tỉnh Gia Lai:

 Ông Đinh Văn Hà – Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Gia Lai chia sẻ, trao đổi một số kinh nghiệm tại Hội nghị

Việc kiểm tra, xử lý trong đó lĩnh vực xăng dầu và TMĐT chưa được như mong muốn. Cụ thể: Đối với mặt hàng xăng dầu trong năm các thành viên BCĐ 389 Bến Tre đã kiểm tra tổng cộng 63 vụ, phát hiện vi phạm 12 vụ, xử phạt tiền: 276.100.000 đồng (Các hành vi vi phạm chủ yếu: Giấy phép kinh doanh xăng dầu hết hiệu lực; sử dụng người quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo quy định, mua bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối). Đối với lĩnh vực TMĐT  BCĐ 389 Bến Tre đã ban hành Kế hoạch số 5738/KH-BCĐ 389 ngày 30/10/2020 nhằm triển khai Kế hoạch số 399/KH-BCĐ 389 ngày 10/10/2020 của BCĐ 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT. Kết quả thực hiện trong 03 năm các đơn vị chỉ phát hiện 90 vụ việc vi phạm trong hoạt động TMĐT. Trong đó: 10 vụ về kinh doanh hàng lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm; 78 vụ gian lận thương mại; 02 vụ vi phạm về hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ; xử lý vi phạm hành chính 85 vụ, 85 đối tượng, xử phạt hành chính 777.050.000 đồng.

Đại diện phía BCĐ 389 tỉnh Gia Lai ông Đinh Văn Hà – Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Gia Lai chia sẻ một số kinh nghiệm trong kiểm tra hoạt động TMĐT các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này thường “Ba không” là: Không đăng ký kinh doanh; Không hóa đơn chứng từ; Không nộp thuế”  và nêu lên những khó khăn trong kiểm tra và xử lý như: Không có địa chỉ rõ ràng, thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng tài khoản ảo, tuy nhiên hàng hóa muốn được đến tay người mua thì phải thông qua con đường vận chuyển như: Bưu chính, các đơn vị chuyển Fax nhanh hàng hóa v,v. các đơn vị này ở địa phương nào thì  do Sở Thông tin và Truyền thông nơi đó cấp phép, do đó muốn kiểm tra lĩnh vực TMĐT có hiệu quả thì phải làm tốt công tác phối hợp và công tác quản lý địa bàn và chọn thời gian chín muồi để tiến hành hoạt động kiểm tra, … Bên cạnh đó, Ông Hà cũng đã trao đổi một số nội dung về các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và kinh nghiệm thực tế hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành của BCĐ 389 tỉnh Gia Lai.

Đại diện phía BCĐ 389 tỉnh Đắk Lắk ông Giao Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk nêu việc xác định vi phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả việc kiểm tra, kiểm soát phát hiện vi phạm trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn và trong lĩnh vực TMĐT, trên môi trường mạng Internet thì việc xác định đối tượng vi phạm càng khó khăn gấp bội phần, tất cả thông tin về người bán và người mua gần như được ẩn danh và bảo mật thông tin bởi các trang chủ TMĐT, các thông tin về giao dịch hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được mã hóa hoặc được trao đổi trực tiếp giữa các bên mua và bán, dẫn đến việc xác minh hành vi vi phạm rất phức tạp. Ngoài ra các Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường TMĐT, khó khăn trong xác định tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như thu thập chứng cứ về yếu tố xâm phạm và xác định giá trị hàng hóa xâm phạm. Do TMĐT là lĩnh vực mới, một số cán bộ, công chức còn gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận và chưa được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn sâu trong lĩnh vực này, vì vậy chưa có tư duy làm việc đột phá và sự nhanh nhạy, quyết đoán cần thiết để đáp ứng với tốc độ phát triển của nền tảng TMĐT hiện nay. Các đối tượng kinh doanh trên nền tảng TMĐT thường không có giấy phép kinh doanh, không hoạt động tại một địa điểm nhất định, hàng hóa được phân tán, nhỏ lẻ, cất giấu ở nhiều nơi, các Website TMĐT bán hàng thường được tạo ra, đóng lại một cách dễ dàng, hoạt động trong một thời gian ngắn. Một số đối tượng chỉ mua hàng hóa thông qua cộng tác viên, sau đó chuyển hàng, thanh toán bằng tiền mặt theo thỏa thuận và hoàn toàn ẩn danh, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lý, xác định đối tượng vi phạm.

Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó như: Sử dụng thông tin ảo để tạo lập tài khoản mạng xã hội, sử dụng “sim rác”… gây khó khăn trong việc truy nguyên, sử dụng các công cụ thanh toán trung gian, không sử dụng địa chỉ cố định để giao dịch, khi bị phát hiện thì đánh sập trang Web trong thời gian rất nhanh, các dữ liệu lập tức bị xóa dấu vết khiến cho công tác xác minh, thu thập thông tin tài liệu, chứng cứ gần như không thể.

Kết thúc thời gian làm việc khẩn trương, hiệu quả của BCĐ 389 tỉnh Bến Tre với BCĐ 389 tỉnh Đắk Lắk và BCĐ 389 tỉnh Gia Lai qua đó đã trao đổi, chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho nhau về cách làm hay, những mô hình hiệu quả thiết thực trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nội dung trao đổi được đánh giá rất sát thực, phù hợp với thực tiễn tình hình thực tế ở mỗi địa phương, cũng như nêu lên những khó khăn, vướng mắc, thách thức thường gặp phải đối với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đặc biệt là trong lĩnh vực xăng dầu và trong môi trường TMĐT.

Trong thời gian tới, BCĐ 389 Bến Tre tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ ngành trung ương và của UBND tỉnh,… tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giữ mối liên hệ, thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các lượng lượng chức năng với nhau nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

 * Một số hình ảnh có liên quan:

Ông Hồ Thanh Long (Bên phải)– Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ 389 tỉnh,

Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre Tặng tranh lưu niệm cho Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk

Ban chỉ đạo 389 tỉnh Bến Tre chụp ảnh lưu niệm với Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk

 Tại tỉnh Gia Lai:

 Ông Hồ Thanh Long – Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ 389 tỉnh,

Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre trao đổi một số kinh nghiệm với Hội nghị

Ban chỉ đạo 389 tỉnh Bến Tre chụp ảnh lưu niệm với Ban chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai.

 

Nguyễn Văn Duy
CỤC QLTT BẾN TRE

Bình luận

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương